Cụ thể quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại Quyết định 3128 về việc thu hồi hơn 1,8 triệu m2 đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 như sau: từ Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
![]() |
Phối cảnh khu đô thị Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai được quảng cáo trên internet |
Về lý do điều chỉnh là căn cứ theo quyết định 963 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 tại huyện Thanh Oai. Quyết định 24 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 – CTCP có trách nhiệm kế thừa toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Mỹ Hưng Cienco 5 theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, lý do điều chỉnh còn dựa trên đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tại các văn bản số 948/ANĐT-P5 ngày 6/8/2018, 147/ANĐT-P4 ngày 21/1/2020; đề nghị của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP tại văn bản số 05/TCT5-C5HN ngày 24/3/2020; Văn bản số 395 ngày 4/3/2020 của Tổng cục quản lý đất đai.
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký nêu rõ Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP, Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án.
Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT xác định giá trị dự án BT và các dự án đối ứng theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt, việc cân đối giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác phải thực hiện (nếu có).
Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ kết quả thực hiện tại văn bản này, tổng hợp trình UBND TP điều chỉnh tên người sử dụng đất theo đúng quy định.
Về Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5, đây cũng là chủ đầu tư xây dựng Công viên nước Thanh Hà vướng lùm xùm với hàng loạt sai phạm trong thời gian vừa qua.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội chủ đầu tư xây dựng công viên nước Thanh Hà là Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 đã xây dựng công viên nước không có giấy phép xây dựng, vi phạm luật Xây dựng năm 2014.
Công viên nước Thanh Hà được xây dựng trên đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng thành phố và đất cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở), sử dụng đất không đúng mục đích vi phạm luật Xây dựng 2014, luật Đất đai 2013.
Cũng theo kết luận thanh tra, sau khi cơ quan nhà nước lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng và yêu cầu dừng mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm, chủ đầu tư vẫn thi công, hoàn thiện Công viên nước Thanh Hà.
Đến khi UBND quận Hà Đông ra quyết định cưỡng chế yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng không phép trong vòng 15 ngày, nhưng sau thời hạn 15 ngày, chủ đầu tư không chấp hành tháo dỡ là vi phạm khoản 2 điều 88 luật Xử lý vi phạm hành chính.
“Trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm nêu trên thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 - người đại diện theo pháp luật, ông Lê Thanh Song, Phó chủ tịch HĐQT (người trực tiếp ký các hợp đồng thi công), và các cán bộ có liên quan khác” – kết luận thanh tra nêu.
Thuận Phong
- Chủ đầu tư đã cố tình vi phạm xây dựng, đất công cộng, cây xanh…phải bàn giao cho địa phương quản lý sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhưng lại “hô biến” thành công viên nước.
" alt=""/>Hà Nội điều chỉnh người sử dụng đất ở khu đô thị Mỹ Hưng Cienco 5Trong đó, CSDL quốc gia về dân cư chính thức đưa vào vận hành từ ngày 1/7/2021 với mục tiêu là một hệ thống thông tin lõi, cơ sở dữ liệu “gốc” của toàn bộ công dân Việt Nam. Đây cũng là CSDL dùng chung của Chính phủ để kết nối với CSDL của các bộ, ngành, địa phương tạo nên sự liên thông dữ liệu phục vụ quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại; đồng thời làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giảm bớt các giấy tờ, khai báo thông tin, đơn giản hóa hoạt động hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân (CCCD) đã được xây dựng thành công, đến nay đã cấp hơn 71,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. “Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip mở ra cơ hội mới trong ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Vũ Văn Tấn cho hay.
Đặc biệt, với nền tảng của hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân, Bộ Công an đã xây dựng hệ thống Định danh và xác thực điện tử và chính thức cấp tài khoản định danh điện tử, đưa hệ thống vào vận hành từ ngày 18/7/2022.
Việt Nam là một trong những nước sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính số trên thế giới. “Việc định danh chính xác cá nhân, tổ chức trên môi trường số mở ra một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, thương mại điện tử và các nền tảng kinh doanh dịch vụ trên không gian mạng, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia”, Phó Cục trưởng C06 nhấn mạnh.
Đại diện C06 cho biết thêm, thời gian qua việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình Đề án 06 được khẩn trương triển khai và người dân, doanh nghiệp đã thụ hưởng nhiều tiện ích.
Đơn cử như, việc sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế đạt 87 % tổng số cơ sở y tế trên toàn quốc, hiện có 2.514.944 lượt công dân sử dụng CCCD để khám chữa bệnh thay thế thẻ bảo hiểm xã hội; sử dụng thẻ CCCD gắn chip để xác thực, rút/nạp tiền tại ATM, giao dịch đảm bảo trên điện thoại di động phục vụ kinh doanh trên các nền tảng số…
Cũng theo đánh giá của đại diện C06, việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, CCCD, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử. Người dân không cần đến trụ sở tiếp nhận để thu hồ sơ, hạn chế đi lại, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông (hàng chục vụ mỗi năm), bảo vệ môi trường. Cơ quan quản lý tiết kiệm nguồn lực phát hành, quản lý các loại giấy tờ và giải quyết thủ tục hành chính.
Đặc biệt, việc triển khai các dịch vụ, tiện ích trên nền dữ liệu dân cư, căn cước và định danh điện tử đem lại lợi ích kinh tế rất lớn như: tiết kiệm tối thiểu 50 tỷ đồng tiền chụp ảnh cho học sinh trên cả nước khi đăng ký thi trực tuyến; tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành 107,7 triệu thẻ ATM khi triển khai sử dụng CCCD thay cho thẻ ATM; Bảo hiểm xã hội Việt Nam không phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế…
Theo kế hoạch, một trong những việc sẽ được Bộ Công an tập trung triển khai là phát triển công dân số, thông qua việc tiếp tục mở rộng các ứng dụng xác thực, định danh người dùng trên nền tảng thẻ CCCD gắn chip, với những giải pháp cụ thể như: bệnh viện 1 thẻ; người dân thanh toán, giao dịch với ngân hàng bằng 1 thẻ; tích hợp các giấy tờ như bằng lái xe, đăng ký xe, thẻ hội viên trên CCCD để giao dịch trên 1 thẻ.
Cùng với đó, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các đơn vị liên quan nghiên cứu cấp tài khoản an sinh xã hội; ứng dụng, tích hợp tài khoản định danh và xác thực điện tử, giải pháp xác thực CCCD gắn chip để phát triển thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử…
Vân Anh
" alt=""/>Đã cấp hơn 71,7 triệu căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân3. Sáng ăn no và tối ăn ít
Có một câu nói - "Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một người bình thường, và ăn tối như một người ăn xin". Lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường Týp 2.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu. Điều này ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
4 Tập thể dục đều đặn
Đây là thói quen mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Thứ hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.
5. Ăn thực phẩm chứa carb giải phóng chậm, protein, chất béo lành mạnh và nhiều trái cây và rau củ
Một chế độ ăn uống cân bằng với những thay đổi nhất định là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những thay đổi bao gồm loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa carbs giải phóng nhanh ra khỏi chế độ ăn kiêng, như bánh mì trắng, gạo, khoai tây.
Kết hợp ăn các thực phẩm chứa carb chậm giải phóng mà không làm tăng lượng đường trong máu, như ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu. Thêm vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải có nhiều protein ít béo (pho mát, trứng, sữa chua, đậu nành), các chất béo lành mạnh (bơ và quả hạch), các loại trái cây và rau củ có nhiều chất xơ (như quả mọng và bông cải xanh). Nhưng tránh ăn trái cây như cam, xoài, và dưa hấu vì chúng giàu fructose.
Bệnh tiểu đường gây ra những hậu quả nặng nề khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm và được các chuyên gia nội tiết xếp ở vị trí thứ 5 gây tử vong cho toàn nhân loại.
" alt=""/>5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường